Len dau trang
Tấm Chịu Mòn D-Plate

[Ý Tưởng] SÂN BAY SÀI GÒN TRÊN SÔNG

Nói đến sân bay ở Sài Gòn ai cũng nghĩ đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng nay do nhiều yếu tố mà chủ yếu là Sài Gòn đã phát triển quá lớn, Sân...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nói đến sân bay ở Sài Gòn ai cũng nghĩ đến sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng nay do nhiều yếu tố mà chủ yếu là Sài Gòn đã phát triển quá lớn, Sân Bay Tân Sơn Nhất đã không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại (Dẫu cho có thu hồi nốt phần đất Sân Bay từ Sân Gôn để mở rộng) Việc lấy thêm đất xung quanh để mở rộng cũng không khả thi do giá đất SG quá cao và sẽ phải di dời, phá dỡ các công trình để cải tạo thành sân bay quá lớn. Cần phải có thêm 1 sân bay nữa – và đến giờ phút này ai cũng biết đó là sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.



Nhưng tại sao lại là Long Thành mà không phải là 1 nơi khác, 1 địa điểm khác???
Bài viết này không hi vọng chính phủ sẽ thay đổi, dừng đầu tư sân bay Long Thành, chuyển qua nghiên cứu, thực hiện Ý tưởng này. Tuy nhiên nếu ví Sân Bay như là 1 con Người và việc tạo ra con Người ban đầu là từ 1 con tinh trùng với 1 quả trứng thì ý tưởng này chính là cái mầm, cái tác nhân ban đầu đó.
Trước khi dành thời gian múa bút, gõ bàn phím comment về bài viết này, mọi người hãy dành chút thời gian để google tìm hiểu thêm về sân bay Long Thành, hay các yếu tố khác có liên quan đến vận hành sân bay trên GG nhé.
Ý tưởng của tôi là thay vì xây dựng sân bay Long Thành, chúng ta ‘’sẽ’’ xây dựng sân bay khác là ‘’SÂN BAY SÀI GÒN’’ ở trên chính mặt sông Sài Gòn. Vị trí tôi đề xuất là vùng khoanh đỏ cho sân bay và vùng khoanh xanh là cho nhà ga cùng các công trình phụ trợ cũng như vùng dự kiến mở rộng của sân bay.
Tại sao lại nên xây dựng sân bay SÀI GÒN TRÊN SÔNG?
- Khác với Tân Sơn Nhất, sân bay này nằm ngoài rìa Sài Gòn, không nằm trong khu nội đô, lại nằm phía bên kia sông nên không gây ồn ào, không gây ùn tắc giao thông
- Sân bay Long Thành cách Sài Gòn 40km, cách sân bay TSN 43km….. Nhưng sân bay này chỉ cách SG con sông, nếu làm cầu theo ảnh tôi vẽ thì chỉ cách SG 2-5km, cách sân bay TSN chưa đến 10km. Rất gần SG, giảm chi phí đầu tư đường cao tốc từ SG đến sân bay, Giảm chi phí cũng như thời gian đi lại của người dân cũng như chi phí trung chuyển sân bay theo đường bộ. Việc giảm này theo thời gian là rất rất lớn. (Các chi phí xây dựng các tuyến như đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lộ 25 C (đường Nguyễn Ái Quốc), đường Tôn Đức Thắng… là các chi phí xây dựng nằm ngoài chi phí đầu tư SBLT tốn nhiều ngàn tỷ nay có thể giảm xuống chỉ bằng 1/10)
- Theo quy chuẩn quốc tế Sân bay Long Thành có chiều dài đường băng quy chuẩn 4km, rộng 60m … thì vị trí mà tôi phác thảo hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu này
- Chi phí xây dựng SBLT giai đoạn 1 là khoảng 7 tỷ đô la và cả 3 giai đoạn là 18 tỷ đô la là 1 con số “đắt kinh ngạc”. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng, di dân hỗ lên tới 23.000 tỷ việt nam đồng. xây dựng 2 khu tái định cư và nghĩa trang… Nếu làm sân bay SÀI GÒN TRÊN SÔNG thì hoàn toàn tiết kiệm được chi phí này do không phải giải phóng mặt bằng hay di dân gì hết – nếu có cũng chỉ rất nhỏ ở phần trên đất. Việc thi công xây dựng gần như có thể triển khai ngay do không phải giải phóng mặt bằng – vì vậy chi phí cơ hội cũng như trượt giá sẽ giảm. Các vấn đề liên quan đến biến động xã hội cũng giảm có lẽ chưa đến 1/10 so với đầu tư xây sân bay LT
- Việc xây dựng sân bay trên sông, trên nước đương nhiên là tốn kém hơn trên đất nhưng nếu trừ các chi phí đã nêu trên kia mà đập vào chi phí xây dựng trên nước thì (nếu tính toán kỹ tôi nghĩ vẫn dư)
- Ngoài ra chi phí xây dựng sân bay trên sông SG sẽ giảm cái chi phí cho hệ thống tiêu thoát nước bởi nước mưa sẽ tiêu thoát trực tiếp thẳng đứng xuống sông thông qua vài lỗ thoát thẳng đứng xuyên qua mặt sân bay, đồng thời chi phí xây dựng hệ thống trữ nước cho cứu hỏa cũng giảm bởi (sông ngay dưới đấy thiếu đéo gì nước) Sân bay này cũng rất mát bởi sông ngay dưới dễ dàng lấy nước bơm, tưới làm mát
- Khác với sân bay Kansai – Nhật, vùng sông mà tôi vẽ chỉ có mực nước sâu tối đa khoảng 5m (ko sâu đến 20m như ở KANSAI, bên trên cũng không có sóng lớn, gió lớn nên mặt sân bay không cần nổi quá cao như KANSAI, không phải biển nên không có độ mặn lớn nên chi phí cho chống ăn mòn cũng giảm (còn các vấn đề khác về nền móng móng cọc cho nó thì tôi cũng biết đủ để chém gió với bất kỳ chuyên gia nào – hehe)
- Sân bay SÀI GÒN TRÊN SÔNG – ngồi trên hệ cọc và sàn nổi nên không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy của sông, chỉ giảm hay đúng ra là tăng mặt thoáng cho sông nếu hút nước lên mặt sân bay bơm tưới
- Quá trình xây dựng, vận chuyển vật liệu, cọc, sàn hoàn toàn trên sông không làm ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, không chặt cây, không đào đất nên không gây ô nhiễm hay tác động xấu đến môi trường như sân bay Long Thành.


…. Còn nhiều yếu tố nữa nhưng do quá dài nên không cho viết thêm – đành chém gió tiếp trên các comment vậy. Mời mọi người tham khảo ít hình ảnh sân bay LONDON làm trên sông là 1 trong những ‘’mầm’’ của ý tưởng này nhé. Trân trọng cảm ơn mọi người đã đọc bài và comment cũng như chia sẻ rộng rãi ý tưởng này.
vnCement.com cũng liên quan khá nhiều đến thi công công trình trên sông nước nên mình chia sẻ nó ở đây để trao đổi thêm với mọi người và lan tỏa.

Nguyễn Thịnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng bạn tham gia vnCement.com

 
Diễn Đàn Xi Măng Việt Nam
Nhóm Riêng tư · 302 thành viên
Tham gia nhóm
Nơi trao đổi thảo luận của thành viên "Cộng Đồng Xi Măng Việt Nam"
 
tieu de quang cao 02

Hội Thảo - Triển Lãm

nhám công nghiệp

nham cong nghiep

Tuyển dụng

Tài liệu Sách Báo

Chúng thôi trên facebook

tieu de quang cao 02
© 2019 DCK Workshop and Studio
-->