Thị phần của Vicem đã tăng từ 34,5% năm 2014 lên 42,4% năm 2016 và ngày càng được người tiêu dùng mến mộ.
Vượt qua một năm đầy khó khăn, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng VN (Vicem) vừa đánh dấu năm hoạt động của mình bằng những kết quả vượt trội, khilần đầu tiên lợi nhuận trước thuế đã vọt lên tới 3.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức lợi nhuận của năm 2014. Đây có thể coi là kỳ tích của Vicem trong bối cảnh ngành xi măng đang dư cung. Dù thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, Vicem chỉ đạt được 60% mục tiêu xuất khẩu, nhưng nhờ điều tiết thị trường nội địa, nên tổng sản lượng tiêu thụ vẫn gia tăng 8% so với cùng kỳ.
Điều đáng nói nữa là: Năm 2015 không một doanh nghiệp thành viên nào của Vicem bị thua lỗ. Ví dụ như Vicem Tam Điệp, năm 2014 kết quả kinh doanh bị thua lỗ, thì năm 2015 đã có lợi nhuận trên 10 tỷ đồng.
Nhà máy xi măng Vicem Hà Tiên 1 - Bình Phước |
Theo ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV Vicem: Lợi nhuận của hai năm 2014 - 2015 mà Vicem có được là kết quả của 2 năm 2013 - 2014 tập trung xử lý các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức và đặc biệt là xử lý tài chính. Vicem đã rà soát toàn bộ lãnh đạo các doanh nghiệp thành viên, điều chuyển cán bộ quản lý đúng người, đúng việc, hội tụ được đội ngũ lãnh đạo nhiệt huyết điều hành các doanh nghiệp thành viên. Vicem thực hiện đúng chủ trương “không đầu tư thêm, chỉ tập trung cho ngành nghề chính là xi măng.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là quá trình xử lý vốn, cơ cấu lại vốn, đảo nợ đối với các khoản vay đầu tư xây dựng. “Chỉ riêng việc xử lý tài chính, thanh toán được ổn định khoản nợ của những năm trước, khiến chi phí tài chính giảm khoảng 700 tỷ đồng. Khâu cải tạo hệ thống phân phối, logistic, phân vùng, giảm cạnh tranh nội bộ cũng giúp tiết kiệm 200 tỷ đồng và khâu xử lý năng lượng hiệu quả trong sản xuất clinker đã đem lại cho Vicem thêm 600 tỷ đồng nữa. Đáng chú ý, không chỉ gia tăng sản lượng tiêu thụ, Vicem còn làm tốt vai trò bình ổn và dẫn dắt thị trường. Vì vậy, mấy năm gần đâykhông ít doanh nghiệp bất động sản, xi măng gục ngã, song Vicem bao gồm 8 doanh nghiệp, một thương hiệu, một tầm nhìn vẫn chung sức, bền lòng và đã vượt qua cơn bão lớn để hoàn thành các chỉ tiêu SXKD đề ra. Vicem đã trả nợ các ngân hàng theo đúng cam kết, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo đời sống việc làm cho người lao động. Vicem trả nợ 7.300 tỷ đồng và đến năm 2017 sẽ trả hết nợ bằng chính khả năng của mình. Đây là một trong số ít các Tổng công ty, tập đoàn nhà nước không nợ các ngân hàng.
Nổi lên như một điểm sáng trong các doanh nghiệp của Vicem phải kể đến Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên đã tiêu thụ hơn 5 triệu tấn sản phẩm, tăng 13% so với năm 2014, thu nhập bình quân người lao động đạt 12 triệu đồng/người/tháng. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Vicem Hà Tiên: Điều lớn nhất mà Vicem Hà Tiên làm được là vẫn duy trì được thị phần dẫn đầu tại thị trường xi măng phía Nam với mức 32% và đảm bảo ổn định trong mọi hoạt động điều hành sản xuất, điều phối thị trường cả nội địa lẫn xuất khẩu.
Trong kinh doanh và phân phối sản phẩm, Vicem thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xi măng, thực hiện nghiêm túc phân khúc thị trường để không chồng chéo, không cạnh tranh nhau trong cùng “một tổng”. Vì vậy, trong khi các nhiều nhà máy xi măng không tiêu thụ được sản phẩm, ngập chìm trong nợ nần, thua lỗ thì các nhà máy thuộc Vicem vẫn chạy hết và vượt công suất thiết kế, đời sống việc làm người lao động vẫn đảm bảo, thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, năm 2016 vẫn là năm nhiều khó khăn nhưng Vicem đã lường trước được các khó khăn và tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu để vượt qua. Trước áp lực cạnh tranh, nhiều đơn vị xi măng đã chủ động tính toán, giảm bớt kế hoạch, xây dựng các giải pháp chủ động, phù hợp. Vicem tiếp tục rà soát, giảm tối đa các chi phí sản xuất, quản lý, bán hàng, tiết kiệm, phát huy sáng kiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm các định mức tiêu hao về năng lượng, nhiên liệu…
Trần Thị Sánh - Baomoi.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào mừng bạn tham gia vnCement.com