Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung là nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (nguồn đất nông nghiệp, nhiên liệu hóa thạch) và cắt giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường...
Sản xuất gạch không nung thân thiện với môi trường. Ảnh: Bùi Đức Hiếu/TTXVN
Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện với hàng loạt cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ được ban hành để thúc đẩy phát triển gạch không nung, đến nay, gạch không nung phát triển vẫn “èo uột”.
Bài 1 - Gần 10 năm, phát triển vẫn “èo uột”
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhiều vùng miền ở trong nước (cát, mạt đá...) và chất thải trong sản xuất công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao của cá nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép và các cở sở công nghiệp...) nên Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy phát triển gạch không nung.
Cơ chế, chính sách đủ “dày”
Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 quy định chi tiết định hướng chiến lược của một số ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng.
Bài 1 - Gần 10 năm, phát triển vẫn “èo uột”
Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhiều vùng miền ở trong nước (cát, mạt đá...) và chất thải trong sản xuất công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao của cá nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép và các cở sở công nghiệp...) nên Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy phát triển gạch không nung.
Cơ chế, chính sách đủ “dày”
Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 quy định chi tiết định hướng chiến lược của một số ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng.
Ngành cơ khí được xếp vào nhóm ngành quan trọng với định hướng “đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, thi công lắp đặt các công trình lớn...
Ngày 29/8/2008, Chính phủ ban hành quyết định 121/QĐ-TTg quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020”.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan và huy động nguồn lực quốc gia cho việc triển khai nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng vậy liệu xây dựng không nung vào đời sống như: Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan và huy động nguồn lực quốc gia cho việc triển khai nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng vậy liệu xây dựng không nung vào đời sống như: Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, trong đó có điểm nổi bật liên quan đến ưu tiên cơ khí trong nước đó là bổ sung thiết bị và dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ 2009 đến 2015 để hưởng ưu đãi.
Ngày 28/11/2012, Bộ Xây dựng ban hành thông tư số 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng...
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung nhằm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1469/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung nhằm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1469/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Để hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) đã tài trợ dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”.
Dự án được giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và Bộ Xây dựng là cơ quan đồng thực hiện. Tiếp đó, ngày 23/9/2014, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg về một số giải pháp xử lý, sử dụng tro, xi, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Để nâng cao hiệu quả dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ngày 12/4/2017 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong các công trình xây dựng.
Có thể khẳng định, cơ chế, chính sách đủ “dày”, hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy phát triển gạch không nung, tuy nhiên sự phát triển gạch không nung vẫn “èo uột” không như kỳ vọng.
... Nhưng chưa tạo động lực phát triển
Mở rộng, phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về môi trường, tài nguyên và hiệu quả kinh tế cho đất nước. Vật liệu xây dựng không nung gồm: gạch xi măng – cốt liệu, vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông bọt, gạch từ bê tông không chưng áp, tấm panel...), tấm tường thạch cao, các loại gạch (gạch đá ong, vật liệu xây dựng không nung)...
Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ có 4 hợp phần gồm: Hỗ trợ chính sách đối với việc phát triển công nghệ gạch không nung; Xây dựng năng lực kỹ thuật để ứng dụng, vận hành sản xuất gạch không nung và sử dụng các sản phẩm gạch không nung; Hỗ trợ tài chính bền vững cho việc ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung; Trình diễn công nghệ sản xuất gạch không nung, đầu tư và nhân rộng.
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: Để thúc đẩy sản xuất và sử dụng gạch không nung, Chương trình phát triển gạch không nung đến năm 2020 nêu rõ thị phần sản xuất gạch không nung sẽ tăng 20-25% đến năm 2015 và 30-40% đến năm 2020, nhưng đến nay, thị phần này không đạt được mục tiêu đề ra như mong muốn của Chương trình.
Có thể khẳng định, cơ chế, chính sách đủ “dày”, hành lang pháp lý thuận lợi để thúc đẩy phát triển gạch không nung, tuy nhiên sự phát triển gạch không nung vẫn “èo uột” không như kỳ vọng.
... Nhưng chưa tạo động lực phát triển
Mở rộng, phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung sẽ đem lại hiệu quả rất lớn về môi trường, tài nguyên và hiệu quả kinh tế cho đất nước. Vật liệu xây dựng không nung gồm: gạch xi măng – cốt liệu, vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông bọt, gạch từ bê tông không chưng áp, tấm panel...), tấm tường thạch cao, các loại gạch (gạch đá ong, vật liệu xây dựng không nung)...
Ông Nguyễn Đình Hậu, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ có 4 hợp phần gồm: Hỗ trợ chính sách đối với việc phát triển công nghệ gạch không nung; Xây dựng năng lực kỹ thuật để ứng dụng, vận hành sản xuất gạch không nung và sử dụng các sản phẩm gạch không nung; Hỗ trợ tài chính bền vững cho việc ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung; Trình diễn công nghệ sản xuất gạch không nung, đầu tư và nhân rộng.
Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết: Để thúc đẩy sản xuất và sử dụng gạch không nung, Chương trình phát triển gạch không nung đến năm 2020 nêu rõ thị phần sản xuất gạch không nung sẽ tăng 20-25% đến năm 2015 và 30-40% đến năm 2020, nhưng đến nay, thị phần này không đạt được mục tiêu đề ra như mong muốn của Chương trình.
Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Bộ Xây dựng đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo, đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích sản xuất, chế tạo thiết bị gạch không nung nhưng đến nay việc phát triển gạch không nung vẫn “èo uột” không như mục tiêu đề ra.
Ông Đào Danh Tùng, Vụ Vật liệu xây dựng, trưởng nhóm tư vấn dự án cho rằng: Cơ chế, chính sách cũng như hành lang pháp lý đã đủ nhưng chưa tạo hiệu quả do thiếu chính sách tín dụng đầu tư, thiếu chính sách kích cầu, chính sách ưu đãi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển gạch không nung nói riêng, vật liệu xây dựng không nung nói chung.
Ông Đào Danh Tùng, Vụ Vật liệu xây dựng, trưởng nhóm tư vấn dự án cho rằng: Cơ chế, chính sách cũng như hành lang pháp lý đã đủ nhưng chưa tạo hiệu quả do thiếu chính sách tín dụng đầu tư, thiếu chính sách kích cầu, chính sách ưu đãi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển gạch không nung nói riêng, vật liệu xây dựng không nung nói chung.
Bên cạnh đó, các chính sách về thuế, phí trong danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm được ưu đãi chưa thực sự phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp ngành xây dựng rất ít quan tâm và lập các dự án sản xuất để hưởng ưu đãi, do rào cản hưởng ưu đãi “cồng kểnh”, thủ tục “phức tạp.
Cũng theo ông Đào Danh Tùng, đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho nghiên cứu phát triển, sản xuất thiết bị chế tạo gạch không nung còn thiếu và yếu, đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Cũng theo ông Đào Danh Tùng, đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ cho nghiên cứu phát triển, sản xuất thiết bị chế tạo gạch không nung còn thiếu và yếu, đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả; các mẫu máy sản xuất, chế tạo do đơn vị tự nghiên cứu, phát triển theo kinh nghiệm hoặc chép mẫu của nước ngoài chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia cho lĩnh vực này, các doanh nghiệp chế tạo chưa công bố được các tiêu chuẩn cơ sở...
Ngoài ra, hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung công suất lớn, có tính tự động hóa cao hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản… cũng là khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc đầu tư thúc đẩy phát triển sản xuất gạch không nung tại Việt Nam./.
Phát triển gạch không nung: Bài 2 - Thực trạng sản xuất gạch không nung và nhu cầu thị trường ( TTXVN 1/6)
Phát triển gạch không nung: Bài 2 - Thực trạng sản xuất gạch không nung và nhu cầu thị trường ( TTXVN 1/6)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào mừng bạn tham gia vnCement.com