Cơ quan quản lý đang tiến hành rà soát, thẩm định lại các dự án xi măng trong Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 để làm cơ sở lập quy hoạch mới.
Sàng lọc nhiều dự án xi măng
Sau 7 năm thực hiện đầu tư sản xuất xi măng theo Quyết định 1488/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành xi măng nước ta đang cần một quy hoạch mới, với nhiều thay đổi để phù hợp với sự chuyển động của thị trường xi măng trong nước.
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, trong bối cảnh ngành xi măng đang dư cung hàng chục triệu tấn và tiếp tục có thêm các dự án mới được đưa vào vận hành, xuất khẩu ngày càng khó, thì quy hoạch xi măng giai đoạn tới nên tập trung vào việc đầu tư cải tạo để phát huy tối đa công suất thiết kế, giải quyết các vấn đề về môi trường, hơn là chỉ chú trọng đầu tư mới. Một số dự án nếu cần thiết, nên giãn, hoãn đầu tư để cân đối cung - cầu thị trường.
Sàng lọc nhiều dự án xi măng
Sau 7 năm thực hiện đầu tư sản xuất xi măng theo Quyết định 1488/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành xi măng nước ta đang cần một quy hoạch mới, với nhiều thay đổi để phù hợp với sự chuyển động của thị trường xi măng trong nước.
Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, trong bối cảnh ngành xi măng đang dư cung hàng chục triệu tấn và tiếp tục có thêm các dự án mới được đưa vào vận hành, xuất khẩu ngày càng khó, thì quy hoạch xi măng giai đoạn tới nên tập trung vào việc đầu tư cải tạo để phát huy tối đa công suất thiết kế, giải quyết các vấn đề về môi trường, hơn là chỉ chú trọng đầu tư mới. Một số dự án nếu cần thiết, nên giãn, hoãn đầu tư để cân đối cung - cầu thị trường.
Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Xi măng Vissai Ninh Bình. Ảnh: Chí Cường |
“Tất nhiên, quy hoạch được lập cho cả một giai đoạn phát triển dài, vẫn cần bổ sung các dự án mới, nhưng đó phải là các nhà máy có quy mô công suất lớn, các dự án đầu tư mới, công suất tối thiểu 2.500 tấn clinker/ngày, ưu tiên và khuyến khích hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn từ các dự án hiện có bằng các hình thức phù hợp với sự chuyển động của thị trường xi măng trong nước”, ông Cung nói.
Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), ông Phạm Văn Bắc cho biết, Bộ Xây dựng đang thực hiện việc rà soát, thẩm định lại quy hoạch ngành xi măng hiện hành, trên cơ sở đó lập quy hoạch mới cho giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến 2035. Quy hoạch phát triển ngành xi măng những năm tới sẽ tăng tính sàng lọc các dự án đầu tư, công nghệ để đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn.
Từ nay đến năm 2020, ngành xi măng tiếp tục có thêm các nhà máy mới đi vào vận hành trong tình hình thị trường xi măng cung vượt xa cầu. Bởi vậy, việc rà soát, soi tiến độ các dự án xi măng là điều tiên quyết để đưa cung - cầu xi măng về mức hợp lý, tạo điều kiện để ngành phát triển, cạnh tranh hiệu quả hơn.
Cần phải nói thêm, việc rà soát, sàng lọc các dự án xi măng đã được Bộ Xây dựng thực hiện liên tục trong thời gian qua nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường xi măng. Bộ đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa 14 dự án xi măng (trong đó có 9 dự án công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày; 5 dự án có công suất 910.000 tấn xi măng/năm) ra khỏi quy hoạch.
Cùng với việc rà soát để đưa ra khỏi quy hoạch những dự án đã lỗi thời cả về quy mô công suất, công nghệ, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Chính phủ bổ sung dự án mới, có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành xi măng, trong đó có các dự án: Xi măng Long Sơn (2,3 triệu tấn), Xi măng Sông Lam (4,5 triệu tấn), Xi măng Xuân Thành (4,5 triệu tấn)…
Nặng gánh tiêu thụ do dư thừa công suất
Tính đến cuối năm 2016, tổng công suất ngành xi măng đạt xấp xỉ 90 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước khoảng 59 triệu tấn, xuất khẩu 15 triệu tấn, tức là còn dư hơn chục triệu tấn.
Theo dự báo của VNCA, từ năm 2017 trở đi, ngành xi măng Việt Nam sẽ dư cung lớn hơn do công suất của ngành tăng mạnh hơn nhiều so với mức tăng tiêu thụ.
Đơn cử, cuối năm 2016 đã có thêm 6,8 triệu tấn xi măng từ 2 nhà máy mới là Nhà máy Xi măng Sông Lam giai đoạn I (4,5 triệu tấn) và Nhà máy Xi măng Long Sơn (2,3 triệu tấn). Mới đây nhất, Dự án Xi măng Thành Thắng (2,3 triệu tấn) đã được đưa vào vận hành. Với nguồn cung xi măng quá dồi dào của năm 2017, các doanh nghiệp xi măng sẽ chạy đua cạnh tranh bằng nhiều cách, kể cả hạ giá bán để tiêu thụ sản phẩm.
Về dài hạn, trong 10 năm tới, chưa cần đưa thêm các dự án mới vào Quy hoạch, chỉ các dự án đã có tên trong quy hoạch hiện nay, thì ngành xi măng nước ta cũng không lo thiếu xi măng, bởi danh sách các dự án dự kiến đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2030 còn khá dài.
Điển hình trong số đó là dự án của 2 “ông chủ” Thái Lan, gồm: Dự án Xi măng Sông Gianh 2 (Tuyên Hóa, Quảng Bình), công suất 1,4 triệu tấn; Xi măng Holcim 2 (Kiên Lương, Kiên Giang), công suất 3,6 triệu tấn; Xi măng Thăng Long 2 (Quảng Ninh), 2,3 triệu tấn…
Ngay cuối năm 2017, hoặc chậm là đầu năm 2018, Dự án Xi măng Tân Thắng do Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng làm chủ đầu tư, công suất gần 2 triệu tấn xi măng/năm tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành, đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, Dự án Xi măng Xuân Thành 2, công suất 4,5 triệu tấn cũng có kế hoạch đưa vào vận hành trong thời gian này.
Từ một quốc gia phải nhập khẩu xi măng, sau một giai đoạn đầu tư phát triển nóng, ngành xi măng không những không phải nhập khẩu xi măng, mà còn xuất khẩu hàng chục triệu tấn xi măng/năm. Cao điểm là năm 2014, có 20 triệu tấn xi măng, clinker nước ta được xuất khẩu sang khoảng 15 thị trường khu vực và thế giới.
Nhưng bức tranh xuất khẩu đang thấm đẫm gam màu tối, khi sản lượng xuất khẩu liên tục giảm sút. Năm 2015, xuất khẩu xi măng chỉ đạt 16,2 triệu tấn, năm 2016 giảm còn 14,7 triệu tấn.
Thị trường xuất khẩu được dự báo sẽ vẫn rất khó khăn, khi một số thị trường chủ lực dần bão hòa và cạnh tranh khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, từ giữa năm 2016, thuế xuất khẩu clinker tăng 5%, cũng khiến sản phẩm xuất khẩu của các nhà sản xuất trong nước khó cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu trong khu vực.
Nguồn: hoivlxdvn.org.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chào mừng bạn tham gia vnCement.com