Len dau trang
Tấm Chịu Mòn D-Plate

Quảng Ninh Chấm dứt hoạt động của các lò gạch, lò vôi thủ công vào năm 2018

Ngày 22-3-2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1460 về việc chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất vôi bằng lò nung thủ công. Trước đó, ng...
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngày 22-3-2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1460 về việc chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất vôi bằng lò nung thủ công. Trước đó, ngày 9-7-2015, UBND tỉnh có Kế hoạch số 3988 về việc chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn tỉnh. Cả hai kế hoạch này đều đặt ra mục tiêu chấm dứt hoạt động của các lò sản xuất vôi, gạch đất sét nung thủ công, lạc hậu trên địa bàn tỉnh vào năm 2018. Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Phòng Vật liệu và Quản lý nhà (Sở Xây dựng), mục đích của 2 kế hoạch trên là thiết lập lại trật tự trong quản lý tài nguyên khoáng sản và đảm bảo môi trường, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh...



Trên con đường Cẩm Hồng dẫn vào khu Hồng Hải (phường Phương Nam, TP Uông Bí) chưa đầy 500m, chúng tôi đếm sơ sơ cũng có tới 7 lò nung vôi thủ công, nằm đan xen với nhà dân; trong đó có 4 lò đang đỏ lửa. Các lò được xây theo hình trụ đứng, chiều cao mỗi lò chừng 7-8m... Tất cả như một đại công trường rộn rã tiếng búa đập đá, tiếng ròng rọc tời đá, tời than đổ vào lò... Mỗi lò nung có khoảng 10-15 lao động làm việc. Mỗi nhóm lao động được phân công công việc rất rõ ràng. Nhóm đàn ông có sức khoẻ làm công việc quai búa, đập đá, lấy vôi từ đáy lò để chuyển sang xe tải. Nhóm phụ nữ ngồi phân loại vôi. Anh Phùng Văn Kết, chủ của 3 lò vôi ở khu vực đường Cẩm Hồng, cho biết: “Chúng tôi đầu tư lò vôi này được 3 năm rồi. Đây là dạng lò đứng thông thẳng từ dưới lên, đốt liên hoàn. Trên thì đổ đá, than, dưới thì cào vôi chín ra. So với trước, làm vôi bây giờ cũng đã có máy móc hỗ trợ nên cũng bớt nặng nhọc, vất vả”.

Ghi ở Phương Nam
Theo tay anh Kết chỉ, chúng tôi thấy trên nóc mỗi lò đều lắp đặt hệ thống tời, thường trực có 1 người điều khiển, trông thật chênh vênh. Đầu sợi dây cáp mỏng mảnh được móc vào chiếc thùng đá to nặng, cứ đung đưa qua lại trên đầu, như muốn rớt xuống. Đứng dưới chân lò cũng có thể cảm nhận cái nóng hầm hập, bụi tung mù mịt. Kế bên cạnh lò vôi là khu vườn vải. Cây nào, cây nấy đều phủ lớp bụi trắng xoá. Thế mà bảo hộ lao động của những lao động ở đây rất đơn giản. Nhóm đàn ông đập đá, có người chỉ mặc độc quần cộc, áo may ô, tay không quai búa. Còn nhóm phụ nữ đội nón che kín bưng mặt nhờ chiếc khẩu trang chị em vẫn dùng để chống nắng... Ông Phạm Văn Minh, 63 tuổi, công nhân của lò vôi này, chia sẻ: “Trong các công việc ở lò nung vôi, đập đá là vất vả nhất và cũng khá nguy hiểm. Đây, cô xem, đá bắn văng khiến hai bắp tay tôi sứt sát cả. Biết là nguy hiểm nhưng vì kiếm miếng cơm mà tôi gắn bó với nghề này được 5 năm rồi đấy”.

Theo Chủ tịch UBND phường Phương Nam Nguyễn Hồng Quang, cả phường có 38 hộ sản xuất vôi với 68 lò nung vôi thủ công, tập trung ở 2 khu vực, Cẩm Hồng và phía Nam đường 10; trong đó, phần lớn nằm ở khu vực phía Nam đường 10. Hiện đã có 10 lò dừng hoạt động; trong đó, 7 lò dừng do kinh doanh không hiệu quả hoặc gặp sự cố lún, nứt lò; 3 lò dừng là do nằm gần Trường Tiểu học Phương Nam A nên chính quyền đã vận động các chủ lò dừng hoạt động theo kiến nghị của cử tri. Chủ tịch UBND phường khẳng định: “Tất cả lò vôi trên địa bàn phường đều được hình thành một cách tự phát, không được cơ quan thẩm quyền nào cấp phép, nên không được xây dựng theo một quy định, tiêu chuẩn nào. Hàng năm chúng tôi vẫn đôn đốc chủ lò phải thực hiện các biện pháp để giảm phát tán bụi ra môi trường bằng cách che bạt bao quanh lò vôi; phương tiện vận chuyển đúng khối lượng và phải được phủ bạt; phun nước, tưới đường...”.

Để vẹn toàn cả hai mục tiêu
Theo kết quả tổng hợp của Sở Xây dựng, hiện trên địa bàn toàn tỉnh còn 54 cơ sở sản xuất vôi bằng lò thủ công tập trung ở 4 địa phương: Hạ Long (2 cơ sở), Đông Triều (10 cơ sở), Quảng Yên (3 cơ sở) và Uông Bí (39 cơ sở) đang hoạt động. Phường Phương Nam là nơi có nhiều lò nung vôi thủ công nhất. Về sản xuất gạch đất sét nung, toàn tỉnh có 61 lò thủ công, 5 lò đứng liên tục và 2 lò vòng (sử dụng nhiên liệu hoá thạch than, dầu khí) đang hoạt động. Tất cả các lò nêu trên đều đang tồn tại trong tình trạng giống như ở Phương Nam: Tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ mất ATVSLĐ; ô nhiễm môi trường... Các lò này đều nhập nguồn nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tiêu chuẩn, gây lãng phí và khó kiểm soát, quản lý tài nguyên khoáng sản như: Đất sét, đá vôi, than cám, bã sàng... Để giải quyết những vấn đề trên, từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành 2 kế hoạch 3988 và 1460. Theo đó, chậm nhất đến hết năm 2018, toàn bộ số lò sản xuất vôi thủ công; các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sản xuất gạch bằng đất sét nung trên địa bàn tỉnh sẽ phải dừng hoạt động.

Ông Vũ Văn Thành, chủ lò vôi thủ công ở khu vực phía Nam đường 10, phường Phương Nam, chia sẻ: “Chủ trương của tỉnh, chúng tôi đã nắm được nhưng nói thực là tôi cũng chưa nghĩ đến và cũng không biết kiếm việc gì để làm khi dừng hoạt động của lò vôi này. Có khi lại “bưng” lò về quê tôi ở Bắc Ninh để duy trì tiếp”. Cùng băn khoăn, ông Phùng Văn Kết, chủ lò vôi đường Cẩm Hồng, khu Hồng Hà, phường Phương Nam, thổ lộ: “Từ nay đến lúc phải dừng, được làm ngày nào thì tôi cứ làm, chứ cũng chưa biết phải tính thế nào”. Việc các chủ lò có suy nghĩ như vậy cũng xuất phát từ thực tế, phần lớn các lò vôi hay lò gạch trong diện phải dừng hoạt động vào năm 2018 đều do các hộ gia đình tự góp vốn, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các lò mang lại nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống cho khá nhiều gia đình. Với công suất khoảng 3.000 tấn/lò/năm, trung bình mỗi lò vôi sẽ giải quyết công ăn việc làm cho từ 10-15 lao động, có mức thu nhập từ 6-7 triệu đồng/người/tháng. Nhiều người lao động tại các lò vôi chia sẻ: Nếu dừng lò vôi, họ cũng không thể kiếm được việc làm khi tuổi đã cao, lại không được đào tạo nghề nghiệp. Còn theo chị Phạm Kim Dung, cán bộ môi trường của phường Phương Nam, với những lý do vừa nêu, việc vận động các chủ lò chấp hành chủ trương dừng hoạt động là rất khó khăn, vất vả. Chị Dung kể: “3 lò gần Trường Tiểu học Phương Nam A mà phường đã dừng hoạt động từ tháng 8-2015, cán bộ phường phải đi tuyên truyền, vận động rất nhiều lượt; thậm chí mời cả các bác lên phường để gặp gỡ, tiếp xúc; vận dụng cả các mối quan hệ, nhờ qua con, cháu, anh em họ hàng vận động, nhưng chỉ có 2 chủ lò tự nguyện chấp hành; còn 1 chủ lò, phường phải dùng biện pháp mạnh. Các bác ấy cũng có tâm tư mong Nhà nước hỗ trợ khi dừng lò, nhưng đây đều là những lò xây dựng trái phép nên không thể vận dụng hỗ trợ được”.


Có thể thấy, số lượng lò phải dừng hoạt động là rất lớn; trong khi thời gian từ nay đến đích năm 2018 không còn xa. Để vẹn toàn cả hai mục tiêu: Thực hiện dừng lò sản xuất vôi, gạch thủ công lạc hậu đúng lộ trình; đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và đảm bảo quy hoạch sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngay từ bây giờ, việc tuyên truyền, vận động, định hướng cho người dân chuyển đổi sản xuất; tìm kiếm, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến cần được các ngành, địa phương bắt tay triển khai.

Nguồn: Báo Quảng Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng bạn tham gia vnCement.com

 
Diễn Đàn Xi Măng Việt Nam
Nhóm Riêng tư · 302 thành viên
Tham gia nhóm
Nơi trao đổi thảo luận của thành viên "Cộng Đồng Xi Măng Việt Nam"
 
tieu de quang cao 02

Hội Thảo - Triển Lãm

nhám công nghiệp

nham cong nghiep

Tuyển dụng

Tài liệu Sách Báo

Chúng thôi trên facebook

tieu de quang cao 02
© 2019 DCK Workshop and Studio
-->